Nghề Tester lựa chọn cho phái nữ



Nghề Tester là gì

Khái niệm nghề Tester Hẳn những người từng quan tâm tới chủ đề lập trình đều đã từng một lần nghe qua khái niệm Tester - Kiểm thử phần mềm. Vậy Kiểm thử phần mềm là gì?

Họ chính là những người kiểm tra chất lượng của các phần mềm, thẩm định và xác minh các hệ thống phần mềm có đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ hay không. Những người làm Tester cũng chịu trách nhiệm trong việc phát hiện ra lỗi hoặc các sai sót có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng của phần mềm. Tester được hiểu là những người trực tiếp thử nghiệm, kiểm định sản phẩm, tính năng, tính khả dụng của dự án, sản phẩm và kịp thời báo cáo để sửa lỗi hoặc cải thiện sản phẩm.

Nghề Tester thì làm gì? Đầu tiên dĩ nhiên là việc tìm ra lỗi của phần mềm. Không phải tự nhiên mà cuộc chiến giữa Tester và Developer lại được nhắc đến nhiều như vậy trên các diễn đàn lập trình. Các Tester sẽ cố gắng hết sức mình để tìm thấy lỗi trong các sản phẩm mà các lập trình viên tạo ra.

Thứ hai, Tester sẽ là người trực tiếp thẩm định sản phẩm phần mềm đó có đáp ứng những yêu cầu mà khách hàng đã đưa ra hay không hoặc đôi khi là có đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và những yêu cầu nghiệp vụ hay không.

Thứ ba, các Tester cũng sẽ nghiên cứu và đề xuất thêm những tính năng nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng/sản phẩm, giúp hoàn thiện hơn về chất lượng sản phẩm.

Thứ tư, họ sẽ thử nghiệm sản phẩm để hạn chế tối đa những rủi ro sản phẩm khi giao đến tay khách hàng.

Những tố chất cần có để trở thành một tester

2.1. Tỉ mỉ. Sẽ không quá nếu nói rằng nghề Tester là nghề “vạch lá tìm sâu”, chính vì vậy một tố chất vô cùng cần thiết khi lựa chọn nghề Tester đó chính là tỉ mỉ. Người làm nghề Tester thậm chí sẽ quan tâm tới từng dấu chấm, dấu phẩy trong mớ code mà lập trình viên tạo ra.

2.2. Tư duy phân tích. Kỹ năng phân tích tốt sẽ giúp người kiểm thử phần mềm có thể chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp để hiểu rõ hơn từng yếu tố riêng lẻ. Tester buộc phải phân tích từng function nhỏ mà họ đang test và cả những function liên quan tới nó.

2.3. Giao tiếp tốt. Một Tester thông thường phải có kỹ năng giao tiếp cực tốt để giải quyết các mẫu thuẫn có thể xảy ra trong công việc, đặc biệt là với các đồng nghiệp Developer của mình.

2.4. Kỹ năng học hỏi. Cũng tương tự như các lập trình viên, các Tester cũng buộc phải có kỹ năng học hỏi nhanh để cập nhật những công nghệ mới và bắt kịp với những xu hướng công nghệ đang thay đổi hằng ngày. Ngoài ra, để tiến xa trong con đường sự nghiệp Tester thì kỹ năng học hỏi và học hỏi trọn đời là một kỹ năng không thể thiếu.

Tester cần học những gì

3.1. Kiến thức căn bản. Nghề Tester thông thường được phân thành Manual Tester và Automation Tester. Với Manual Tester, các doanh nghiệp thường không yêu cầu quá cao về kỹ năng lập trình. Tuy nhiên, các kiến thức căn bản về máy tính, tin học văn phòng, cài đặt phần mềm, internet là đều kiện tối thiểu để trở thành một Tester. Những kiến thức này bạn có thể học hỏi thông qua những giáo trình cơ bản tại các trường đại học có đào tạo về khoa học máy tính, công nghệ thông tin hoặc quản trị mạng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm tài liệu và học hỏi qua các bài viết trên Internet.

3.2. Kiến thức chuyên ngành. Ngoài những kiến thức căn bản về máy tính và internet, các kiến thức chuyên ngành mà bạn cần trang bị để trở thành một Tester như:

  • Database/SQL: Tester có nhiệm vụ xử lý những nguồn dữ liệu lớn và chúng thường được lưu trong các cơ sở dữ liệu MySQL, Oracle, vv… Do đó, bạn có những kiến thức và kỹ năng về Database/SQL sẽ vô cùng hữu ích.

  • Lệnh Linux: phần lớn những ứng dụng phần mềm như Web Services, Database, Application Server đều được triển khai trên máy Linux. Điểu này yêu cầu một Tester phải có kiến thức về các câu lệnh Linux.

  • Công cụ Defect Tracking: đây là công cụ quản lý các lỗi đúng cách và theo dõi chúng một cách có hệ thống bằng cách sử dụng các công cụ như QC, Bugzilla, Jira, v.v Do đó, kiến thức về công cụ này cực kỳ cần thiết cho một Tester.

  • Công cụ Test Management: đây là công cụ mà các tester phải tiếp xúc hằng ngày. Họ sẽ sử dụng nó trong quá trình kiểm thử phần mềm. Nếu bạn không am hiểu Test Management thì mọi quy trình khác sẽ khó để thành công.

  • Công cụ Automation: Những công cụ tự động hóa như: Selenium, Ranorex, Cucumber đóng vai trò cơ bản, chính vì vậy đó là những kiến thức mà những người làm Tester cần phải nắm

3.3. Ngoại ngữ.

Ngoài những kiến thức chuyên ngành, nếu một Tester muốn tiến xa trên con đường sự nghiệp kiểm thử phần mềm, họ sẽ cần bổ sung thêm các kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành.

Tạm kết

Nghề tester hiện nay đang là một xu hướng nghề nghiệp khi thị trường công nghệ thông tin kỷ nguyên 4.0. Nhu cầu tuyển dụng và chuyển nghề đang trở thành cơn sốt khi các dự án và các công ty đang ngày càng cần nhiều Tester. Việc trang bị những kiến thức để chuẩn bị cho nghề Tester ngay từ bây giờ là điều vô cùng cần thiết. Đăng ký tham gia bài test và nhận ngay học bổng 100% khóa học Tester tại Đà Nẵng!

Le Academy

Chương trình đào tạo lập tester chuyên nghiệp, được xây dựng theo yêu cầu kiến thức yêu cầu của doanh nghiệp. Các em sẽ có một lộ trình học rõ ràng từ manual cho tới automation. Với sự giúp đỡ của cộng đồng Agile Đà Nẵng các em sẽ được học những ngôn ngữ, những công nghệ và kỹ năng làm việc của một Tester Chuyên Nghiệp

Liên Hệ

Địa Chỉ

Tầng 11, số 295 Nguyễn Tất Thành, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Email

hoclaptrinhonline.asia@gmail.com

Phone

0385098845

© All Rights Reserved Designed By Le Academy @2021